Thực hư việc phải luân phiên thay đổi thuốc sát trùng
"Việc luân phiên thay đổi thuốc sát trùng xưa giờ vẫn được coi là một cách hữu hiệu để tránh vi khuẩn miễn nhiễm với các thành phần của thuốc qua quá trình sử dụng, tuy nhiên, điều đó đã không còn cần thiết với thuốc sát trùng phổ rộng tiên tiến hiện nay"
Hãy quên khái niệm sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cho những ứng dụng khác nhau và cả chuyện thay thuốc thường xuyên đi, vì rằng việc đó vừa chẳng cần thiết với các loại sản phẩm thuốc hiện đại ngày nay, vừa gây phiền hà cho nhà cung ứng lại còn làm tăng khả năng xảy ra sai sót trong quá trình sử dụng.
Sát trùng bằng phun sương với CID 20
Việc thay phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau bắt nguồn từ thời các nhà chăn nuôi sử dụng thuốc tự chế, thường làm từ những nguyên liệu thô và không theo bất cứ công thức nào, để tẩy trùng chuồng trại. Khi đó, họ được khuyên sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc, tức là thay thuốc sau một thời gian sử dụng để tránh nguy cơ vi khuẩn lờn thuốc. Việc sử dụng hóa chất không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các chủng loại vi khuẩn có thể làm tăng khả năng xuất hiện một số thể vi khuẩn có thể tồn tại sau khi sát trùng, tiến hóa tới khả năng chống chịu được các thành phần của thuốc.
Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra. Lấy ví dụ khi chỉ sử dụng i-ốt đơn chất để sát khuẩn. I-ốt không tiêu diệt được tất cả các loại vi-rút, do đó, một số loại vi-rút có thể sinh sôi vô tội vạ. Tương tự với Ammonia bậc 4 nguyên chất hay phenols, khi sử dụng riêng lẻ những chất này sẽ vẫn bỏ sót các vi-rút không vỏ bọc và bào tử vi khuẩn mà không tiêu diệt được. Nhưng với những sản phẩm được điều chế cẩn thận, kết hợp đầy đủ các hoạt chất bổ sung thì lại là chuyện rất khác.
Những tiêu chuẩn nào thuốc sát trùng cần phải đáp ứng để có thể tương thích với mọi mô hình chăn nuôi và khỏi phải cần luân chuyển? Tôi sẽ đưa ra một loạt các yêu cầu cần thiết như phổ sát trùng rộng đã qua kiểm định một cách độc lập, sự hiệp lực của các thành phần, chất đệm tốt, có tính đa dụng, hoạt lực bền vững và thành phần được đảm bảo.
Việc tác động phổ rộng lên những mầm bệnh có hại cho sức khỏe vật nuôi đồng nghĩa với việc tiêu diệt hoàn toàn mọi vi sinh vật có hại. Vì vậy sản phẩm không những cần có tính diệt khuẩn, diệt vi-rút, mà còn cần có khả năng loại bỏ nấm và bào tử. Thêm vào đó, phạm vi hoạt động của thuốc sát trùng phải bao gồm cả những loại vi sinh vật khó diệt nhất như nấm Candida albicans và các vi khuẩn có thể hình thành bào tử như Clostridia.
"Một thuốc sát trùng phổ rộng tốt sẽ không cần phải sử dụng luân chuyển bởi vì nó được đặc chế để tiêu diệt vi khuẩn trong bất cứ trường hợp nào trong chuồng trại."
Sự xuất hiện của vi-rút là mối đe dọa chính đối với sức khỏe đàn heo, do đó việc phải chứng minh tính tiêu diệt được vi-rút rõ ràng là một yêu cầu cần thiết. Nhiều nhà sản xuất “khẳng định” thuốc của họ đã được chứng minh rằng có thể tiêu diệt được một số loại vi-rút nguy hiểm, dù có vỏ bọc hay không. Ví dụ các vi-rút có vỏ bảo vệ gồm có loại gây bệnh giả dại (Aujeszky) và bệnh dịch tả heo (hog cholera), trong khi loại gây bệnh lở mồm long móng và các loại khác thuộc nhóm Picornaviridae nằm trong nhóm vi-rút không có vỏ bọc.
Thông thường các vi-rút không có vỏ bọc sẽ khó tiêu diệt hơn, vì vậy cần phải xác minh lại sự “khẳng định” của các nhà sản xuất đó! Một yêu cầu cấp bách khác khiến đề tài này thêm phần quan trọng đó là về những bệnh liên quan đến vi-rút circo, thuốc sát trùng nào có thể chống lại vi-rút circo PCV2 ở heo. Không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng vì chúng cực kì khó diệt.
Để trả lời câu hỏi về bằng chứng, nhiều phương pháp thử nghiệm đã được dùng để làm rõ các chỉ định của thuốc sát trùng. Hầu như mỗi quốc gia đều có những hệ thống riêng, chủ yếu được phân định bởi một chuỗi ký tự. Ở Pháp có AFNOR, ở Anh là DEFRA, ở Đức có DVG hay AOAC ở Mỹ, trong khi khối châu Âu thì dùng Tiêu chuẩn Châu Âu (European Norm, viết tắt là EN). Một số xét nghiệm (ví dụ như của Anh) được thực hiện trong điều kiện ống nghiệm tại một phòng thí nghiệm nhất định. Trong khi Hiệp hội Hóa học Mỹ (AOAC) lại đưa ra những yêu cầu khắt khe về những điều kiện thử nghiệm khi có mặt của các hợp chất hữu cơ (> 5%) và nước cứng (> 400ppm), gần giống hơn với điều kiện môi trường thực tế trong chuồng trại.
Sự hiệp lực ở đây có nghĩa là tác động của hợp chất phải hiệu quả hơn tác động của từng đơn chất cộng lại. Điều này là hoàn toàn có thể nếu kết hợp những loại chất nhất định với thành phần tỉ lệ chính xác. Một hỗn hợp cân bằng giữa cồn, ammonia bậc 4 và aldehydes là ví dụ điển hình. Trong trường hợp vi khuẩn, cồn giúp loại bỏ chất béo và thành phần hữu cơ trong thành tế bào của vi khuẩn, tạo điều kiện cho ammonia bậc 4 thâm nhập dễ dàng hơn vào trong thành tế bào, mở đường cho chất aldehyde loại không gây ung thư như glutaraldehyde đi sâu vào trong tế bào để phá hủy nhân. Khả năng tồn tại để tạo ra một sức mạnh hiệp lực trong một hợp chất còn cho những tác động tốt hơn nữa trên tổng thể khi kết hợp với với các ammonia bậc bốn chuỗi đơn và chuỗi đôi.
Chất đệm tuy không phổ biến, nhưng là bí quyết lớn để tăng cường hoạt tính của thuốc, giúp các thành phần hoạt động hiệu quả mà không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất đối kháng. Đơn chất chlorine là ví dụ về thành phần không chất đệm: chlorine trở nên vô hoạt dưới tác động của các chất hữu cơ (đây vốn là lý do người ta thường xuyên thêm chlorine vào nước hồ bơi). Việc bổ sung chất đệm cần thiết có thể thực hiện bằng các chất tạo chelate. Một số chất đệm còn có tác dụng chống ăn mòn. Tuy nhiên, thành phần hoạt tính của thuốc sát trùng vẫn có khả năng ăn mòn dụng cụ kim loại hoặc nền xi măng nếu tính a-xít hoặc tính kiềm quá cao.
Thuốc sát trùng tốt sẽ có tác dụng hiệu quả cả khi trong nước cứng mà không bị trung hòa bởi calcium carbonate và những khoáng chất khác. Để đạt được tiêu chí này, thuốc sát trùng phải chứa những chất cô lập (sequestering agents). Cũng cần đảm bảo rằng sản phẩmđang sử dụng có chứa chất làm ẩm hoặc chất hoạt tính bề mặt làm cho thuốc sát trùng có khả năng xuyên thấm, đặc biệt là đi qua các cặn hữu cơ tồn đọng hoặc bề mặt còn ướt. Một sự thật không thể phủ nhận là việc càng làm sạch kỹ bề mặt trước khi sát trùng thì hiệu quả của thuốc lại càng cao. Sử dụng chất tẩy rửa và thuốc sát trùng của cùng một nhà cung cấp sẽ đảm bảo tính tương thích của sản phẩm.
Sát trùng tạo bọt với CID 20
Hạn sử dụng của sản phẩm nên dài tối thiểu 2 năm. Các chất như chlorine rất dễ bay hơi và có hạn sử dụng ngắn: thuốc tẩy sẽ không giữ được quá 6 tháng. Do đó, khi thuốc tẩy được sử dụng làm thuốc sát trùng cần phải đảm bảo sản phẩm phải được luân chuyển để chắc chắn rằng hóa chất này vẫn còn hiệu quả.
Tính đa dụng hiệu quả có nghĩa thuốc sát trùng phải dễ dàng được sử dụng theo các cách khác nhau như phun xịt, tạo bọt (yêu cầu dụng cụ tạo bọt) và phun sương. Phải thêm vào thuốc sát trùng các phụ gia đặc biệt nếu dùng phun sương tạo nhiệt, tuy nhiên điều này làm tăng khả năng mắc sai sót của con người khi phải thêm chất này vào với một lượng chính xác. Đó sẽ là công việc của nhà sản xuất khi tổ hợp các thành phần hóa chất, chứ không phải công việc của người sử dụng.
Trộn sai hóa chất là một điều rất nguy hiểm. Việc duy nhất mà người tiêu dùng nên làm là hòa tan sản phẩm với nước. Xin nhớ rằng dạng lỏng dễ tan hơn là dạng bột. Kiểm tra liều lượng hòa tan trên nhãn và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm: nếu cần một lượng hoạt chất tính bằng gram/lít cao hơn thì cần ít nước pha hơn.
Hoạt động bền vững có nghĩa thuốc phải có tác dụng đủ lâu trong khoảng thời gian nhất định, ngăn ngừa vi sinh vật tái phát triển. Trường hợp xông khói bằng phóc-môn thì hoạt lực kéo dài hầu như bằng không. Nhưng với một sản phẩm có công thức tốt thì tác dụng của nó có thể kéo dài trong nhiều ngày sau khi sử dụng phun sương tại chuồng trại.
Hãy đảm bảo rằng nhà sản xuất phải đạt được một số chứng nhận nhất định như ISO hoặc GMP (Thực hành sản xuất tốt). Điều này buộc nhà sản xuất phải “làm đúng như họ nói và nói đúng như họ làm”. Nó sẽ đảm bảo rằng những gì đã chỉ định là sự thật và những điều ghi trên bao bì cũng là những gì có chứa trong can sản phẩm.
Sản phẩm sát trùng hoàn hảo cho trại chăn nuôi heo phải có đầy đủ những đặc tính trên, nhưng trên hết, nó phải không có tính ăn mòn bởi ngoài việc sát trùng chuồng, trại và dụng cụ, sản phẩm còn có thể được dùng sát trùng xe chuyên chở và rửa bánh xe, nhúng giày dép.
Không chỉ vậy, sản phẩm sát trùng tốt với phổ hoạt tính rộng (đã được các nhà khoa học kiểm chứng) đã chứng minh việc luân phiên sử dụng thuốc sát trùng đã nói ở đầu báo cáo này là không cần thiết. Các loại vi khuẩn cứng đầu hay lờn thuốc sẽ không còn là vấn đề đối với loại thuốc sát trùng này, vì vậy không cần phải luân phiên thay đổi. Đó cũng là một tin tốt cho nhà quản lý bất kì loại vật nuôi nào. Sử dụng duy nhất một sản phẩm sát trùng sẽ đơn giản hóa việc đặt mua, lưu trữ và giảm thiểu sai sót cho người sử dụng.
Luc Ledoux - CID LINES
Bài đăng trên Pig International
Thực hư việc phải luân phiên thay đổi thuốc sát trùng
Chương trình Vắc-xin Heo
Chương trình Vắc-xin Heo
Chương trình vắc-xin cho Heo con, Nái mang thai và Heo hậu bị giai đoạn 90kg-Phối giống
ĐẨY LÙI EMS VÀ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
ĐẨY LÙI EMS VÀ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, mới đây (01/05/2013), GS Lightner (Đại học Arizona, Mỹ) đã xác định được tác nhân chính gây bệnh chết sớm (hoại tử gan tụy) là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tin vui này mở ra nhiều hy vọng cho người nuôi tôm. Qua bài viết này, Công ty CP TTY Hoàng Kim chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh hoại tử gan tụy trong hơn 2 năm qua.
QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
Quy trình phòng bênh cho Gà ta thả vườn/Gà hậu bị đè và Gà giống/Gà đẻ